ve quan he my viet nam trung quoc 10/2018

VỀ QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 10/2018

, tin tuc, tin tuc.mdt.vn, mdt.vn, mdt, tin 24h, tin moi nhat, mien trung, da nang, quang binh, viet nam, phap luat, quy dinh, toi pham, an ninh, quoc phong, du lich, kinh nghiem, thu thuat, lap trinh, meo may tinh, cong nghe, thiet bị viet nam, phap luat viet nam, thu vien phap luat, lam theo phap luat, phan cung, phan mem, virus, tien ich, ung dung, tin hoc, thiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.com

NHÂN VẬT
26/10/2018 Views: 224.928

     VỀ QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 10/2018

    Phân tích địa chính trị của Martin Berger, nhà báo độc quyền cho tạp chí New Eastern Outlook, Ngô Mạnh Hùng biên dịch.

    Hơn nửa thế kỷ trước, ở giai đoạn đỉnh điểm của chiến tranh Việt Nam, các cơ quan tình báo Mỹ đã yêu cầu chấm dứt phong trào ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Điều này dẫn đến cái gọi là chương trình Phoenix (Chiến dịch Phượng Hoàng) được đưa ra, theo các sử gia, nó cho phép CIA và một số cơ quan quân sự xác định được vị trí và giết chết một cách man rợ hơn 80 nghìn người. Đó có thể là lần đầu tiên các cơ quan tình báo Mỹ được trao quyền tự do trong công việc của họ, dẫn đến việc thực thi hàng loạt các vụ giết người cũng như việc áp dụng các kỹ thuật tra tấn tàn bạo trở nên hung hăng hơn. Do đó, rất lâu trước khi thế giới biết về việc áp dụng các hình thức tra tấn tại nhà tù của Mỹ ở Abu Ghraib, các cơ quan tình báo Mỹ đã bận rộn với việc nghiên cứu áp dụng những kỹ năng chống du kích đặc biệt, đặc biệt là ở Việt Nam, đất nước đã mất hơn một triệu người lính để đánh thắng cuộc xâm lược vô vọng của Mỹ.
Nếu nhận được nhiều nhượng bộ từ Bắc Kinh, thì tốc độ hợp tác của Hà Nội với Washington sẽ chậm lại...
Nếu nhận được nhiều nhượng bộ từ Bắc Kinh, thì tốc độ hợp tác của Hà Nội với Washington sẽ chậm lại...
    Đối với Washington, cuộc xung đột quân sự này đã để những hậu quả tai hại lâu dài vì đây là thất bại chính thức đầu tiên của Hoa Kỳ trên sân khấu quốc tế trong suốt lịch sử.

    Tuy nhiên, người Mỹ rất yêu thích câu thần chú của họ được Henry Kissinger đưa ra: “Nước Mỹ không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”. Khái niệm này được minh họa trong nỗ lực của Washington để khôi phục quan hệ ngoại giao với Hà Nội và cố gắng kết bạn với kẻ thù cũ của mình, và chính điều đó đã chỉ ra rằng nó đã thất bại nhục nhã trong quá khứ.

    Tuy nhiên, hành vi này đã không làm cho Washington thực sự nhận thức được sự tàn sát vô nhân đạo mà nó đem đến cho người Việt Nam. Nhưng, cảnh quan địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng hiện nay đã đẩy Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng vì tranh chấp ở Biển Đông. Đến lượt mình, Hoa Kỳ ngày càng cảm thấy thất vọng với việc Bắc Kinh đã thành công trong việc đẩy được nó ra khỏi khu vực từng bị chi phối bởi Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Do đó, mọi thứ xảy ra ở Đông Nam Á những ngày này cần được nhận thức đúng đắn qua lăng kính của cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính xác đó là lý do tại sao Washington quyết định nỗ lực tái hợp với Việt Nam để sử dụng đất nước này như một đối trọng với lợi ích của Bắc Kinh trong khu vực.

    Sự phục hồi chính thức quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam diễn ra vào giữa những năm 90. Đáng chú ý là John McCain, người đã chiến đấu tại Việt Nam từ 1967 đến 1973, đã đóng một vai trò tích cực trong việc sửa chữa các mối quan hệ tan vỡ. Điều này có nghĩa rằng ngay cả những người ủng hộ chiến tranh ở Mỹ cũng coi trọng lợi ích hơn bất cứ điều gì khác, cần nhớ rằng McCain đã bị giam giữ ở Bắc Việt trong một thời gian dài sau khi máy bay của anh ta bị bắn hạ tại Hà Nội, vẫn sẵn sàng làm những gì Kissinger đã nói.

    Những nỗ lực của Mỹ không chỉ dừng lại ở đó, mà còn hơn, khi Hà Nội được Bill Clinton viếng thăm vào năm 2000, người trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam từ năm 1969. Theo sau là Barack Obama và cả Donald Trump.

    Vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, sau bốn năm đàm phán ở Paris, một thỏa thuận hòa bình cuối cùng đã được ký kết. Theo các ước tính khác nhau, Washington đã mất hơn 58 nghìn mạng sống ở Việt Nam, cùng hơn 300 nghìn người bị thương nặng. Ký các hiệp ước hòa bình này, Lầu Năm Góc đã phải công nhận chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và buộc phải rút khỏi đất nước này trong sự ô nhục. Sau 1975, Nhà Trắng đã đóng cửa Đại sứ quán tại Sài Gòn và áp đặt lệnh cấm vận chống lại Việt Nam kéo dài cho đến tận năm 1994.

    Trong một nỗ lực để đưa Trung Quốc bị mắc kẹt vào một góc, Hoa Kỳ đã liên tục tìm kiếm cách tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam, vì ngoài ra không có nước nào trong khu vực có thể hợp tác trong một thời gian dài hơi hơn. Để đạt được điều này, Washington đã dỡ bỏ những hạn chế về việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam, đồng thời mời quân đội Việt Nam tham gia vào các cuộc tập trận quân sự chung của phương Tây. Washington đã tìm cách thể hiện với Việt Nam rằng, khi cuộc đối đầu của họ với Trung Quốc ngày càng gay gắt hơn, Hà Nội được hoan nghênh trở thành đồng minh chính của Hoa Kỳ trong dài hạn. Những bước này đã được tính toán tốt, vì ngày nay Việt Nam sở hữu quân đội mạnh nhất trong toàn khu vực, đồng thời là đất nước có tinh thần chống Trung Quốc nhất trong số tất cả các nước có lực lượng quân sự đáng kể. Bằng cách bán ngày càng nhiều vũ khí của Mỹ cho Hà Nội và kích động tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam, Nhà Trắng hy vọng nó có thể sử dụng kẻ thù trước đây thành công cụ trong các trò chơi của riêng mình.

    Tuy nhiên, Việt Nam xuất phát lại là một quốc gia cộng sản và các nhà lãnh đạo của họ không quá yêu nước Mỹ, nhưng đồng thời họ cũng không cảm thấy bị ép buộc luôn phải chỉ trích nước Mỹ ở mọi lúc mọi nơi, có rất nhiều lý do địa chính trị để họ không làm vậy.

    Đối với các nhà lãnh đạo chính trị Hà Nội, họ không thích ý tưởng tìm kiếm sự tái tổ chức với Hoa Kỳ, vì các nước có hệ thống chính trị xã hội khác nhau bị ràng buộc với nhau thì sớm hay muộn cũng sẽ tìm ra giới hạn cho những tình bạn như vậy.

    Theo các chuyên gia, có những trở ngại khác cũng đang tồn tại trong thiết kế của Washington. Trước hết, Hà Nội theo đuổi chính sách đa phương, họ muốn có quan hệ tốt với New Delhi, Tokyo, và Moscow. Đó là lý do tại sao Washington có ít hy vọng trở thành một đồng minh chính và độc quyền đối với Việt Nam. Thứ hai, có sự khác biệt về tư tưởng nghiêm trọng giữa chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Cũng không nên quên rằng Mỹ đã trở thành nơi trú ngụ của hơn hai triệu người gốc Việt hình thành từ các công dân cũ của miền Nam Việt Nam, và họ ghét những người cộng sản hơn bất cứ ai khác, không đội trời chung.

    Đối với tình cảm chống Trung Quốc, các chính trị gia Việt Nam chỉ ra rằng họ đã chiến đấu với người Mỹ chỉ một lần, trong khi đã chiến đấu với Trung Quốc nhiều lần trong hàng ngàn năm. Do vậy, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều mong muốn cản trở vị thế phát triển của nước bên kia (nguyên văn: luôn phải kéo theo một con lừa). Ngày nay, đặc biệt là nhằm chống lại tư tưởng của Trung Quốc muốn trở thành một trung tâm quyền lực thao túng khu vực và thế giới, Việt Nam miễn cưỡng có mặt trong xung đột với Trung Quốc và đang hợp tác với Hoa Kỳ để Bắc Kinh phải nhượng bộ. Nếu nhận được nhiều nhượng bộ từ Bắc Kinh, thì tốc độ hợp tác của Hà Nội với Washington sẽ chậm lại.

    Trong lĩnh vực cung cấp vũ khí, Việt Nam có một đồng minh đáng tin cậy hơn, vũ khí rẻ hơn, tốt hơn so với Hoa Kỳ và không bị ràng buộc - đó là Nga. Hà Nội cũng mua vũ khí từ Israel và các nước châu Âu để không phải mua chúng từ Mỹ vì họ không muốn quá phụ thuộc vào nó. Điều này cho phép Việt Nam thoát khỏi số phận của một con tốt thí trong các thiết kế của Washington.

    Các tranh chấp lãnh thổ nhất định vẫn chưa thể sớm được giải quyết. Đặc biệt, Việt Nam vẫn đang tranh chấp với Trung Quốc một số hòn đảo ở Biển Đông. Nhưng trong những năm gần đây, cả hai phía Trung Quốc và Việt Nam đã cố gắng tập trung vào những điểm chung giữa họ, thay vì tập trung vào các tranh chấp. Không phải ngẫu nhiên mà Tập Cận Bình, sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017, lần đầu tiên đã đến Việt Nam, thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ của Bắc Kinh với Hà Nội, đồng thời ngăn Việt Nam tiến gần đến Hoa Kỳ hơn.

    Vâng, đúng là Việt Nam có mối thù hận với Trung Quốc, nhưng họ vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh trong một số lĩnh vực, và người dân của họ muốn mọi thứ được tiếp tục theo cách đó. Điều đó cũng phù hợp với Trung Quốc, vì mối quan tâm chính của nó là ngăn Hà Nội khỏi quá phụ thuộc vào Washington.
* TIÊU ĐIỂM
[ * ] CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bất kỳ ở đâu trên quả địa cầu, Mỹ luôn có các lợi ích và sự can thiệp của họ ở đó.
Madeleine Riffaud, sinh năm 1924, một đảng viên cộng sản, một chiến sĩ kháng chiến chống phát xít kiên cường và dũng cảm.
Khi nghe tin anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, Sihanouk đã mừng đến 3 ngày
Ngày 28/8, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với nơi ở và hoạt động của đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo.
Người nước ngoài duy nhất được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND, chứng nhân lịch sử, 1 người lính da trắng của Bác Hồ.
Nguyên Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - người kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng hoà buông súng ngày 30/4/1975, đã qua đời ở tuổi 95.
Ông sinh năm 1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong gia đình một viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa...
TRANG THÔNG TIN - THỜI SỰ 24H
Địa chỉ: 252 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Email: maianhminh.dng@gmail.com
Website: http://tintuc.mdt.vn
Count:  32.446.119
 712
0
mien trung, da nang, quang binh, viet nam, phap luat, quy dinh, toi pham, an ninh, quoc phong, du lichkinh nghiem, thu thuat, lap trinh, meo may tinh, cong nghe, thiet bị viet nam, phap luat viet nam, thu vien phap luat, lam theo phap luatphan cung, phan mem, virus, tien ich, ung dung, tin hocthiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.comDesign by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238