chuong bao vat he lo lich su hon 1 nam truoc

Chuông bảo vật hé lộ lịch sử hơn 1.000 năm trước

, tin tuc, tin tuc.mdt.vn, mdt.vn, mdt, tin 24h, tin moi nhat, mien trung, da nang, quang binh, viet nam, phap luat, quy dinh, toi pham, an ninh, quoc phong, du lich, kinh nghiem, thu thuat, lap trinh, meo may tinh, cong nghe, thiet bị viet nam, phap luat viet nam, thu vien phap luat, lam theo phap luat, phan cung, phan mem, virus, tien ich, ung dung, tin hoc, thiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.com

Ngày đăng: 26/02/2016 Lượt xem: 75.196 In bài viết
lich su, chuong bao vat, chuong dong co, tu lieu, quang binh, le thuy, dong hoi, bo trach, quang trach, du lich
   Chuông bảo vật hé lộ lịch sử hơn 1.000 năm trước

   Trên thân chiếc chuông đồng cổ nhất Việt Nam có nhắc đến nhiều địa danh và chức tước, là tư liệu quý hé lộ bức tranh lịch sử xã hội người Việt thời kỳ tiền độc lập tự chủ hơn nghìn năm trước.

   Trong gian trưng bày tầng 1 của Bảo tàng Hà Nội, chuông Thanh Mai được đặt ở vị trí trang trọng, là hiện vật đầu tiên nhìn thấy khi bước vào phòng. Chuông đồng được nhân dân thôn My Dương, xã Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội) phát hiện trên cánh đồng năm 1986. Thấy hiện vật còn nguyên vẹn, khắc chữ cổ tinh xảo nên người dân báo chính quyền, đưa về Bảo tàng Hà Tây (cũ), sau đó chuyển về Bảo tàng Hà Nội. Cái tên Thanh Mai - nơi phát hiện được dùng để đặt tên cho cổ vật.
Chuông Thanh Mai được coi là đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Ảnh: Hoàng Phương.
Chuông Thanh Mai được coi là đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Ảnh: Hoàng Phương.
   Năm 2006, chuông Thanh Mai được công nhận là chuông đồng cổ nhất Việt Nam do Giáo hội Phật giáo TP HCM và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công bố, được công nhận bảo vật quốc gia tháng 1/2015. Cho đến nay, cổ vật độc bản này được xem là có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Việt Nam (năm 798).

   Chuông có hình dáng và minh văn độc đáo, không giống với bất cứ chuông nào trong hệ thống chuông chùa ở Việt Nam. Quai đúc nổi đôi rồng, đấu lưng vào nhau, uốn cong một cách khéo léo tạo thành núm treo chuông. Hình rồng không vảy, đầu to, không bờm, miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông. Con rồng này có nét tương đồng với hình tượng rồng khắc trên bia đá cổ nhất Việt Nam là bia Trường Xuân (Thanh Hóa), năm 618.

   Thân chuông Thanh Mai có bài minh văn bằng chữ Hán gồm 1530 chữ, khắc kín trong 8 ô. Mở đầu là dòng niên đại quả chuông, rồi đến tên 53 người góp tiền và họ tên những người đúc chuông. Bài minh văn cho biết chuông do hội Tuỳ Hỉ (một tổ chức của Phật giáo) gồm những người Hoa và người Việt đúc. Các đệ tử nhà Phật mong muốn tiếng chuông vang lên được trời, đất, thần, Phật chứng giám cho chúng sinh và tiêu trừ hết khổ nạn. Phật pháp được lưu danh muôn đời.

   Các nhà nghiên cứu cũng xác định văn bản trên thân chuông được khắc cùng một thời điểm và khắc lần đầu, không có hiện tượng khắc lại hoặc khắc thêm xen kẽ về sau. Niên đại của văn bản khắc trên thân chuông và niên đại của chuông là một, hoàn toàn phù hợp với dòng lạc khoản tuyệt đối trên chuông là: ngày 20 tháng 3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên 14 (tức năm 798).

   Ngoài giá trị độc bản, chuông Thanh Mai còn hé lộ bức tranh lịch sử hơn 1.000 năm trước khi nhắc đến nhiều địa danh và chức tước phổ biến thời kỳ tiền độc lập tự chủ. Bài minh văn có nhắc đến các địa danh hành chính như 4 huyện An Lạc, Văn Dương, Hán Hội, Nhật Nam; 18 châu: Tư Lăng, Nghi, Tấm, Trường, Văn, Vi, Tuy, Diêm, Quý, Kinh, Sóc, Thạch, Từ, Hạ, Ngạn, Ái, Tây Bình, Liễu; 12 phủ: Vạn Cát, An Lạc, Long Sơn, Âm Bình, Dung Sơn, Thượng Đức, Tứ Môn, Đại Bân, Ly Thạch, Cát Xương, Hạ Tập, Nghĩa Vương.

   Ngoài ra nội dung minh văn còn nhắc đến nhiều các chức danh quan lại như: Huyện úy, Tả kim ngô vệ, Chiết xung đô úy, Phán quan, Thượng trụ quốc, Kinh lược tiên phong binh mã sứ, Thứ sử, Triều nghị lang, Du dịch sứ... Lần đầu tiên thấy xuất hiện đơn vị đo lường khối lượng của người Việt "90 cân Nam". Một cân Nam = 0,4 kg hiện nay. Tức quả chuông nặng khoảng 36 kg. Điều này góp phần chứng minh cho việc chiếc chuông được đúc trên đất Việt và được lưu truyền, sử dụng trên đất Việt.
Phần phiên âm và bản dịch bài kệ khắc trên thân chuông, đại ý góp công đức đúc chuông này, các đệ tử nhà Phật mong muốn tiếng chuông vang lên được trời đất, thần, phật chứng giám cho chúng sinh, tiêu trừ khổ nạn. Ảnh chụp lại.
Phần phiên âm và bản dịch bài kệ khắc trên thân chuông, đại ý góp công đức đúc chuông này, các đệ tử nhà Phật mong muốn tiếng chuông vang lên được trời đất, thần, phật chứng giám cho chúng sinh, tiêu trừ khổ nạn. Ảnh chụp lại.
   PGS.TS Đinh Khắc Thuân, chuyên gia viện Hán Nôm, người từng nghiên cứu về chiếc chuông này đánh giá, chuông Thanh Mai đẹp, có giá trị mỹ thuật và lịch sử cao. Đây là chiếc chuông đồng của người Việt, được phát hiện trong lòng đất ven sông Hồng thuộc huyện Thanh Oai, TP Hà Nội ngày nay, vốn là trung tâm dân cư người Việt sinh sống khi đó. Đây cũng là quả chuông đồng đầu tiên có văn tự được tìm thấy cho đến nay, niên đại từ thế kỷ 8, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng cho biết hoạt động, ảnh hưởng của Phật giáo và sự giao lưu văn hóa, xã hội Việt Nam trước thời kỳ độc lập tự chủ. Sau này, chiếc chuông Nhật Tảo được phát hiện năm 1987 cũng coi như là cổ vật quý hiếm nhưng ít chữ hơn, được đúc muộn hơn so với chuông Thanh Mai khoảng hơn 100 năm.

   Về giá trị lịch sử, PGS Thuân phân tích, bài minh văn khắc kín 4 mặt trên thân chuông là tài liệu sớm và chính xác, có độ tin cậy cao. Đa số tài liệu ra đời vào giai đoạn này qua thời gian bị mất mát, nếu còn thì thường chỉ là các bản sao chép có nhiều sai lệch. Bài minh văn còn nguyên vẹn, chưa hề có dấu hiệu sửa chữa và hoa văn trên thân chuông là tư liệu gốc quý giá. Các nhà nghiên cứu có thể khai thác được nhiều thông tin về lịch sử, xã hội, tộc người, mỹ thuật, phong tục tập quán và trình độ phát triển của Phật giáo cũng như các mối quan hệ xã hội thời kỳ đó qua tư liệu này.

   Những tên người, chức tước, quê quán xuất hiện trong bài minh văn cho thấy sự giao lưu văn hóa giữa người phương Bắc với người phương Nam. Hội Tùy Hỷ là tổ chức xã hội của những người tôn sùng Phật giáo, lại có địa vị xã hội nhất định. Những chức danh như Huyện úy, Tả kim ngô vệ... là chức quan của người phương Bắc, khi đó đang sinh sống ở đây.

   Việc công đức đúc chuông và nội dung bài kệ cũng cho thấy trình độ phát triển rực rỡ của Phật giáo thời kỳ này, ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn trong đó có Việt Nam. "Trải qua hàng nghìn năm, chiếc chuông không bị hoen gỉ mà vẫn giữ nguyên được hình dáng, màu sắc ban đầu cho thấy kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao của thời kỳ này. Song có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa nên một số chi tiết trên thân chuông bị ảnh hưởng của phong cách Trung Hoa. Đặc biệt dáng chuông hình trụ, thẳng đứng là phong cách đậm chất Tùy Đường. Những chiếc chuông được đúc sau này thường có dáng thấp, miệng loe", ông nói.

Hoàng Phương (vnexps)

[ * ] CÁC BÀI VIẾT CÙNG MỤC
Những bộ óc vĩ đại bàn luận về ý tưởng, những bộ óc bình thường bàn lnận về sự kiện, những bộ óc nhỏ nhen thì bình phẩm về con người
Để gặt hái được may mắn, năm 2017, nên đầu tư vào các nghề như may mặc, dịch vụ như ngân hàng, đào tạo, thương mại. Trong đó, nghề chế biến nói chung và chế biến gỗ đều dễ có danh tiếng, khẳng định được tên tuổi”.
Người ta tin rằng 75% những gì mình viết ra sẽ trở thành sự thật, vậy nên hãy viết 3 điều ước trong năm mới rồi gắn lên cây để chúng có thể đu đưa theo gió.
TIÊU ĐIỂM
[ * ] CÁC BÀI VIẾT TÌM KIẾM TỰ ĐỘNG
TRANG THÔNG TIN - THỜI SỰ 24H
Địa chỉ: 252 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Email: maianhminh.dng@gmail.com
Website: http://tintuc.mdt.vn
mien trung, da nang, quang binh, viet nam, phap luat, quy dinh, toi pham, an ninh, quoc phong, du lichkinh nghiem, thu thuat, lap trinh, meo may tinh, cong nghe, thiet bị viet nam, phap luat viet nam, thu vien phap luat, lam theo phap luatphan cung, phan mem, virus, tien ich, ung dung, tin hocthiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.com
Design by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238
 32.469.996
 7.102